Kinh Nghiệm Quản Lý Thời Gian Hiệu Quả Dành Cho Sinh Viên Năm Nhất
Lần đầu tiên bước vào Đại học với phương pháp học và môi trường hoàn toàn mới, chắc chắn sẽ khiến các bạn sinh viên gặp áp lực khi không biết phải sắp xếp thời gian học và chơi như thế nào cho hợp lý. Thời gian đầu, một số bạn sẽ cảm thấy khó khăn. Vì là sinh viên năm nhất nên hầu như kinh nghiệm quản lý thời gian là vô cùng xa lạ với các bạn.
Kinh nghiệm quản lý thời gian là một yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa thành công và thất bại trong trường Đại học đối với mỗi sinh viên. Cho nên, hãy cùng Anh Ngữ Thiên Ân xem qua những Kinh nghiệm quản lý thời gian dưới đây, để bạn có thể trở nên tốt nhất trong điều kiện của mình nhé!
- Cấu trúc đề thi IELTS (Academic & General)
- Cấu trúc đề thi VSTEP (B1-B2-C1)
- Cấu trúc đề thi PET (B1) Cambridge
- Cấu trúc đề thi TOEIC Speaking & Writing
- Cấu trúc đề thi TOEIC Listening & Reading
- Kinh nghiệm làm bài thi IELTS
- Kinh nghiệm làm bài thi PET (B1)
- Kinh nghiệm làm bài thi TOEIC Speaking & Writing
- Kinh nghiệm làm bài thi TOEIC Listening & Reading
05 Cách Quản Lý Thời Gian Dành Cho Sinh Viên Năm Nhất
1. Lên một lịch trình hằng ngày
Kinh nghiệm quản lý thời gian hiệu quả nhất chính là lập một bảng thời gian biểu hàng ngày. Bạn thường lo lắng khi có quá nhiều công việc đang ập đến. Hay bạn không biết việc nào nên làm trước, việc nào nên làm sau và liệu có đủ thời gian để hoàn thành deadline? Đừng lo lắng, hãy bình tĩnh ghi ra hết tất cả những bài tập, dự án, lịch học thêm, học nhóm… Sau đó, tiến hành sắp xếp và đánh số thứ tự theo tầm quan trọng việc nào nên làm trước hay sau. Ngoài ra, hãy lên kê hoạch vào những lúc bạn tỉnh táo nhé!
Để đơn giản, bạn có thể viết những việc sẽ tiến hành trong một ngày, một tuần, một tháng. Hoặc nếu thích đi vào chi tiết, bạn có thể triển khai cụ thể theo khoảng thời gian cụ thể để đạt được hiệu quả lớn nhất mà mình mong muốn. Có khá nhiều công cụ có thể dùng để lên lịch trình cho bản thân. Tuy nhiên, cần phải biết cách sử dụng hợp lý thì mới đạt được hiệu quả nhất định. Ví dụ, bạn có thể dùng Evernote để tạo một To – Do List mỗi ngày. Đây là một công cụ dùng để ghi chú khá tiện lợi và dễ sử dụng.
2. Tránh trì hoãn và phân tâm
Bạn tập trung nhất khi ngồi ở đâu và trong khoảng thời gian nào? Những nơi nào và những thời điểm nào dễ khiến bạn bị xao lãng? Có điều gì bạn có thể làm để làm cho việc học tập thực sự thú vị không?
Hãy nhớ rằng, những gì hiệu quả với người khác có thể không nhất thiết hiệu quả đối với bạn. Với một số người, học cùng bạn bè có thể hạn chế khả năng của họ. Nhưng với những người khác, làm việc nhóm lại giúp tăng động lực và tránh sự trì hoãn. Đây cũng là một cách tuy dễ nhưng đôi khi rất khó để các bạn có thể trau dồi thêm kinh nghiệm quản lý thời gian của mình mỗi ngày.
3. Nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dục giữa các buổi học giúp trí óc làm việc hiệu quả hơn
Cho phép bản thân nghỉ ngơi sau một thời gian dài học tập căng thẳng sẽ giúp lấy lại tinh thần và quan trọng để phục hồi lại trí óc. Ngoài ra, giúp kiềm chế sự thất vọng nếu bạn đang đấu tranh với một nhiệm vụ khó khăn nào đó. Một nguyên tắc nhỏ là dành khoảng 10 – 15 phút thư giãn, vận động chân tay sau 2 tiếng tập trung ngồi học.
Tập thể dục cũng có nhiều ích lợi giống như giấc ngủ. Nó giúp chúng ta tập trung hơn, thư giãn hơn, tăng năng suất làm việc và nâng cao hiệu quả của buổi học. Nếu bạn là người mới tập thể dục, hãy bắt đầu với các động tác nhẹ nhàng trong khoảng 10 phút. Sau đó tăng dần lên cho tới khi bạn có thể tập 30 – 45 phút mỗi lần. Và hãy đảm bảo ngủ đủ giấc để luôn được tỉnh táo.
4. Đừng tạo quá nhiều áp lực cho bản thân
Để có được kinh nghiệm quản lý thời gian không phải là việc một sớm một chiều. Việc quản lý thời gian còn có thể thay đổi thói quen sống của một con người. Ví dụ như bạn sẽ phải thức dậy lúc 7h, thay vì 10h mỗi ngày để tận dụng được nhiều thời gian hơn. Vì thế, đừng nôn nóng, hãy bắt đầu quản lý thời gian của bạn một cách từ từ. Đừng ôm quá nhiều việc khi thấy mình có thời gian rảnh.
Quản lý thời gian không chỉ là quản lý công việc của bạn mà còn để bạn có thời gian nghỉ ngơi cho riêng mình. Con người không phải là cỗ máy. Nếu bạn bị cuốn theo một guồng làm việc và học tập quá nhanh, những áp lực tích tụ dần dần sẽ bùng nổ.
5. Hãy tự giác
Tắt TV, Facebook, Instagram… và đi đến một không gian yên tĩnh, nơi không có phiền nhiễu, nơi thật sự bạn có thể tìm thấy sự tập trung của mình. Có một bộ phim truyền hình đang rất hấp dẫn hay một sự kiện đang diễn ra và bạn bè đang lôi kéo bạn tham gia. Nhưng bạn vẫn chưa hoàn thành bài tập của ngày mai? Sau một hồi đấu tranh tâm lý căng thẳng bạn biết mình nên làm gì bây giờ? Đừng để cám dỗ lấy đi từ thời gian bạn đã lên lịch cho các công việc khác.
Đây là điều quan trọng nhất và cũng khó nhất để làm. Hiển nhiên, trong tâm tưởng mỗi người, ai cũng muốn trở thành một con người năng suất. Đó là dành mỗi ngày 5 tiếng học, 4 tiếng đi làm thêm, 3 tiếng tham gia hoạt động, 2 tiếng đi chơi cùng bạn bè. Tuy nhiên, chỉ những ai vượt qua được lời cám dỗ của tụi bạn “Đi chơi tí đi mày!” hay “Học gì nhiều thế?” thì mới có thể đạt được mục tiêu mình muốn.
Đời sinh viên luôn gắn liền với hai việc chính là học tập và thi cử. Đặc biệt, khi kỳ thi gần kề, bạn nên suy nghĩ về cách quản lý thời gian và tổ chức ngày làm việc của bạn để có được sự cân bằng. Giữa việc nhà, việc học tập và cuộc sống Đại học nhé! Còn bây giờ, cùng Anh ngữ Thiên Ân bắt tay vào lập một thời gian biểu cho ngày hôm nay thôi nào!!!
05 Cách Quản Lý Thời Gian Dành Cho Sinh Viên Năm Nhất
Hy vọng bài chia sẻ ngắn ở trên giúp bạn có thêm kinh nghiệm quản lý thời gian tốt hơn để học tập, làm việc, vui chơi hiệu quả nhất.
Chúc các bạn học thật tốt. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài chia sẻ tiếp theo từ Anh ngữ Thiên Ân!
(Nguồn: Anh ngữ Thiên Ân – Kinh Nghiệm Quản Lý Thời Gian Cho Sinh Viên Năm Nhất – Vui lòng trích dẫn nguồn khi copy bài viết sang website khác)