ĐÔI NÉT VỀ TÁC PHẨM TIẾNG GỌI NƠI HOANG DÃ
“Tiếng gọi nơi hoang dã” là một tuyệt phẩm kinh điển của nhà văn đại tài người mỹ Jack London. Cuốn tiểu thuyết kể về cuộc hành trình tìm về cuội nguồn hoang dã nguyên thủy của chú chó Buck. Từ một chú chó thuần hóa vốn sống yên bình với con người, chú dần tìm về với cuộc sống thiên nhiên hoang dại của một con sói, do dòng dời đưa đẩy và số phận nghiệt ngã mà chú phải trải qua. Tiếng gọi nơi hoang dã là tiếng gọi về miền nguyên thủy trong hành trình của con chó Buck, nó cũng là tiếng gọi đưa người đọc về miền đất mới, mang đến sự tự nhận thức về thiên nhiên và con người.
- Cấu trúc đề thi IELTS (Academic & General)
- Cấu trúc đề thi VSTEP (B1-B2-C1)
- Cấu trúc đề thi PET (B1-B2) Cambridge
- Cấu trúc đề thi KET (A2-B1) Cambridge
- Cấu trúc đề thi TOEIC Speaking & Writing
- Cấu trúc đề thi TOEIC Listening & Reading
- Kinh nghiệm làm bài thi IELTS
- Kinh nghiệm làm bài thi PET (B1-B2)
- Kinh nghiệm làm bài thi TOEIC Speaking & Writing
- Kinh nghiệm làm bài thi TOEIC Listening & Reading
NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ TÁC PHẨM TIẾNG GỌI NƠI HOANG DÃ
1. Cần có bản lĩnh sinh tồn giữa cuộc đời
Buck là hiện thân cho một cuộc chiến sinh tồn, là khả năng thích ứng với thời cuộc để có thể sống sót, khi “luật của dùi cui và răng nanh” trở thành công cụ xác định quyền thế, tầng lớp, cấp bậc lẫn mạng sống. Với sự khắc nghiệt từ môi trường sống, kham khổ trong lao động hằng ngày và còn nằm trong tay những ông chủ tàn ác, Buck buộc phải thay đổi chính bản thân mình để có thể thích nghi với nghịch cảnh khắc nghiệt. Để tồn tại trong hoàn cảnh ấy, Buck buộc phải trở thành chú chó mạnh nhất, thích ứng tốt nhất và kiên cường nhất. Để rồi ngày Buck cất lên tiếng hú của kẻ đầu đàn, nó đã đến gần hơn với sự hoang dã, ý thức rõ hơn việc sử dụng sức mạnh của mình.
2. Phải tự vượt qua sự khắc nghiệt của số phận mới có cho mình những tháng ngày êm đềm
Buck trong tác phẩm Tiếng gọi nơi hoang là một chú chó nhưng bản năng của nó cũng là bản năng của con người trước khó khăn cuộc đời. Từ một chú chó được cưng chiều, Buck trở thành chó kéo xe cho nhiều mục đích khác nhau, khi thì đi giao thư giữa những quãng đường xa tít và ngập dày trong tuyết trắng lạnh giá, khi thì trở thành công cụ đắc lực cho những người có tham vọng đổi đời. Quen với cuộc sống với giàu sang và được cưng chiều nên khi rơi vào dòng xoáy phức tạp từ thế giới bên ngoài, Buck buộc phải tự lựa chọn hành trang để thích nghi, vượt qua sự khắc nghiệt của số phận và có cho mình những tháng ngày êm đềm.
3. Tiếng gọi nơi hoang dã là câu chuyện cảm động về tình bạn giữa người và chó
Mạch chuyện không chỉ đơn thuần xoay quanh cuộc đấu tranh sinh tồn và cũng không phải sự phô diễn sức mạnh cơ học. Ở đó có trái tim của Buck dành cho những người chủ tử tế dù bên trong nó, âm thanh từ chốn hoang vu vẫn thôi thúc mỗi đêm. Câu chuyện về Buck không dừng lại ở hành trình vào sâu trong lãnh địa nguyên thủy, đó còn là bức thông điệp về sức mạnh của tình yêu thương, thứ sở hữu khả năng cảm hóa người và vật.
Ý NGHĨA TỪ TÁC PHẨM TIẾNG GỌI NƠI HOANG DÃ
Bức họa sinh động về chú chó Buck đã lên tiếng đề cao tình yêu thương con người, kèm theo là những bài học xương máu về sự thích nghi, thay đổi vốn có trong cuộc sống. Thông qua câu chuyện của vật mà nói đến câu chuyện con người, chính điều ấy tạo nên nét riêng biệt của Tiếng gọi nơi hoang dã so với muôn vàn tiểu thuyết khác trên thế giới.
(Nguồn: Anh ngữ Thiên Ân – Tiếng Gọi Nơi Hoang Dã – Những Bài Học Rút Ra Từ Tác Phẩm Này – Vui lòng trích dẫn nguồn khi copy bài viết sang website khác)