ĐÔI NÉT VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH CÔ BÉ LỌ LEM
Cô bé Lọ Lem là câu chuyện kinh điển của thế giới, nhân vật chính là một cô gái trẻ sống trong hoàn cảnh bị áp bức và bị xem thường bởi gia đình mẹ kế. Nhờ sự giúp đỡ của một bà tiên, Lọ Lem có cơ hội tham gia lễ hội hoàng gia, gặp hoàng tử và rồi cuối cùng được hoàng tử cưới làm vợ. Câu chuyện không chỉ dừng lại ở việc ca ngợi cái thiện, phê phán cái ác, nó còn có rất nhiều bài học ý nghĩa xoay quanh tác phẩm này.
- Cấu trúc đề thi IELTS (Academic & General)
- Cấu trúc đề thi VSTEP (B1-B2-C1)
- Cấu trúc đề thi PET (B1-B2) Cambridge
- Cấu trúc đề thi KET (A2-B1) Cambridge
- Cấu trúc đề thi TOEIC Speaking & Writing
- Cấu trúc đề thi TOEIC Listening & Reading
- Kinh nghiệm làm bài thi IELTS
- Kinh nghiệm làm bài thi PET (B1-B2)
- Kinh nghiệm làm bài thi TOEIC Speaking & Writing
- Kinh nghiệm làm bài thi TOEIC Listening & Reading
NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ TRUYỆN CỔ TÍCH CÔ BÉ LỌ LEM
1. Tình yêu thương của người mẹ dành cho con của mình
Các bà mẹ kế dường như chẳng phải là người tốt? Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Trong câu chuyện Cô bé Lọ Lem, người mẹ kế chưa thể yêu con người khác như con mình. Họ chỉ dành tình yêu thương với chính những đứa con ruột thịt của họ. Trước khả năng những người khác sẽ cướp đi cơ hội của con mình, họ cảm thấy lo sợ và mong muốn bảo vệ chúng. Tình yêu thương vô cùng to lớn, sức mạnh của nó thì không ai có thể tưởng tượng được, và nó không chỉ tồn tại giữa người với người, ngay cả những động vật, sự vật cũng có tình cảm riêng của nó.
2. Phải biết tự yêu thương chính bản thân mình
Trong cuộc sống, nếu người khác cướp đi cơ hội thì chính mình cần phải lấy lại cơ hội đó hoặc tự tạo ra một cơ hội tốt nhất cho mình. Nếu mẹ kế không muốn cho cô bé Lọ Lem đi dự vũ hội mà cô bỏ qua cơ hội ấy thì Lọ Lem sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu. Dù cô không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, nhưng Lọ Lem biết tự thương yêu chính mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được.
3. Nhất thiết phải đúng giờ
Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Lọ Lem chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì cô sẽ trở lại hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Bởi vậy, việc đúng giờ là rất quan trong trong cuộc sống, nếu không sẽ tự gây rắc rối cho mình.
4. Tình đoàn kết
Bà mẹ kế không cho cô bé Lọ Lem đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế nhưng có sự giúp đỡ từ cô tiên, cô cho Lọ Lem mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu. Nếu không có cô tiên đến giúp thì Lọ Lem không thể đi dự vũ hội được. Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Lọ Lem không thể về nhà được. Như vậy, chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ mà còn phải có chó và chuột giúp sức. Cho nên, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè.
Ý NGHĨA TỪ TRUYỆN CỔ TÍCH CÔ BÉ LỌ LEM
Câu chuyện Cô bé Lọ Lem muốn nói rằng người nhân hậu sẽ được hạnh phúc còn kẻ xấu thì sẽ bị trừng phạt. Bên cạnh đó, câu chuyện còn gửi đến chúng ta thông điệp để làm chủ số phận của bản thân, cần có sự cố gắng, nổ lực, kiên cường. Trong cuộc sống, nếu người khác cướp đi cơ hội thì ta phải đấu tranh giành lấy hoặc tự tạo ra cơ hội cho bản thân mình, không bao giờ được bỏ cuộc và hãy yêu thương chính mình.
(Nguồn: Anh ngữ Thiên Ân – Cô Bé Lọ Lem – Những Bài Học Rút Ra Từ Truyện Cổ Tích Này – Vui lòng trích dẫn nguồn khi copy bài viết sang website khác)